Tai nạn giao thông đường bộ Tai_nạn_giao_thông

Hiện trạng và thiệt hại

Tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB) là TNGT xảy ra đối với những phương tiện giao thông đang tham gia giao thông trên các tuyến đường bộ hay trên đường chuyên dùng và đối với người đi bộ.

Đây là loại TNGT phổ biến và làm nhiều người thiệt mạng, bị thương nhất ở các quốc gia đang phát triển, khi mà cơ sở hạ tầng cũng như ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông của người dân còn kém. Theo Bộ Công an Trung Quốc trong năm 2006, đã có 89.455 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ, con số này tại Việt Nam là 18,000 người.

TNGTĐB là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người, trung bình mỗi năm có trên dưới 10 triệu người tử vong vì TNGTĐB và hàng chục triệu người khác bị thương tích. Cùng với đó là những thiệt hại khổng lồ về kinh tế, bao gồm: chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ TNGT đó cùng với thiệt hại do hao phí thời gian lao động của chính người bị tai nạn và cả của những người chăm sóc người đó. Mặt khác TNGT gây nên những tác động tâm lý cả trước mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người, nó để lại những di chứng về tâm lý hết sức nặng nề cho người bị tai nạn, người thân của người đó và nếu như trong một địa phương, một quốc gia xảy ra TNGT quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng bất an cho cư dân ở đó.

Nguyên nhân và điều kiện

TNGTĐB phát sinh chủ yếu là do ý thức của người tham gia giao thông từ một số nguyên nhân như: cơ sở hạ tầng (đường, cầu), phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo...) Cùng với đó là ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn kém, thời tiết xấu…

Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông

Những yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động giao thông như: đường, cầu...đều có những ảnh hưởng nhất định tới việc có xảy ra TNGT ĐB hay không. Những điều kiện của đường như các yếu tố hình học của đường, lưu lượng, độ bằng phẳng và độ nhám của mặt đường, tầm nhìn và độ chiếu sáng trên đường, sự bố trí của các biển báo hiệu.

Để đánh giá mức độ nguy hiểm của các đoạn đường, người ta sử dụng hệ số an toàn:

K=V2/V1.

Trong đó V2 là tốc độ tối thiểu của xe phương tiện chạy trên đoạn đường đang xem xét. V1 là tốc độ tối đa của xe chạy trên đoạn đường liền kề trước đó. Trị số K có giá trị càng nhỏ thì càng có khả năng xảy ra TNGT trên đoạn đường đó, tức là những đoạn đường nguy hiểm dễ xảy ra TNGT chính là những đoạn đường mà phương tiện phải giảm tốc độ nhiều trong thời gian ngắn.

Mức an toàn chạy xe của các đoạn đường được đánh giá theo trị số của hệ số an toàn như ở bảng dưới đây:

Giá trị hệ số an toàn< 0,40,4 - 0,60,6 - 0,8> 0,8
Tình trạng của đoạn đườngRất nguy hiểmNguy hiểmít nguy hiểmThực tế không nguy hiểm

Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông còn nhiều yếu kém, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, không đồng bộ chính là một trong những nguyên nhân làm xảy ra nhiều vụ TNGT. Điều này được thể hiện rõ nét ở các quốc gia kém phát triển và đang phát triển.

Phương tiện giao thông

Thế kỷ XX đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện giao thông. Từ những chiếc ô tô, xe gắn máy đầu tiên được xuất xưởng, ngày nay có hàng tỷ phương tiện giao thông các loại, từ những chiếc xe đạp, xe gắn máy, hay ô tô cho tới những chiếc máy bay tối tân...

Tăng trưởng mạnh nhất chính là các loại phương tiện giao thông đường bộ, mỗi năm thế giới lại xuất xưởng thêm hàng triệu xe gắn máy, ô tô đủ mọi chủng loại. Đi kèm sự gia tăng quá nhanh đó là những bất cập, những hạn chế của các loại xe. Bên cạnh những chiếc xe hiện đại, đảm bảo được những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn (nhưng được bán với giá cao)...là những chiếc xe không đảm bảo (nhưng lại có giá rẻ hơn rất nhiều) đó là những chiếc xe tự tạo, xe cũ tái chế...

Ví dụ tại Việt Nam

Sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân ở Việt Nam (1991-1996)
Năm199119921993199419951996
Số ô tô (chiếc)256.898270.036292.899307.078340.779386.976
Xe gắn máy (chiếc)1.522.1841.704.2252.427.1633.052.8473.578.1564.208.247

Người tham gia giao thông

Chủ yếu vẫn là sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông như chạy quá tốc độ, tránh vượt ẩu, sai quy định, khi chuyển hướng không quan sát, đi không đúng làn đường, điều khiển phương tiện trong tình trạng say bia rượu và sử dụng các chất kích thích, dàn hàng ngang, đi hàng hai hàng ba, không đội nón bảo hiểm, không đi đúng phần đường của mình, không tuân thủ luật giao thông,

Do thời tiết diễn biến xấu

Mưa bão, động đất, sóng thần, lở đất,...

Quản lý Nhà nước về giao thông

Một số giải pháp

Bài viết hay đoạn này có thể chứa nghiên cứu chưa được công bố. Xin hãy cải thiện bài viết bằng cách thêm vào các chú thích tham khảo. Những khẳng định chứa các nghiên cứu chưa công bố cần được loại bỏ.

Tập trung xây dựng những công trình hạ tầng giao thông thiết yếu để cải thiện tình hình quá tải phương tiện giao thông. Bên cạnh đó cần phải kiểm tra phương tiện giao thông, bao gồm như: không đưa vào lưu thông các phương tiện đã sử dụng lâu năm và không đảm bảo hệ số an toàn, tránh những trường hợp chuyển hướng đột ngột, không vượt đèn đỏ, không lạng lách đánh võng, tôn trọng các đối tượng tham gia giao thông và không uống rượu bia, các chất kích thích khi điều khiển phương tiện giao thông.Đồng thời kết hợp giáo dục có hiệu quả cho người tham gia giao thông về những hậu quả không lường mà TNGT có thể gây ra,giúp người điều khiển phương tiện giao thông nhận thức được trách nhiệm của mình.Thắt chặt quản lý,phạt nặng câc trường hợp cố ý cản trở giao thông hay gây nguy hiểm cho người khác